Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Phòng Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Thỏ

Thỏ thường mắc 1 số bệnh như: Ghẻ, nấm ngoài da; loét da, u da, loét gan bàn chân (do tụ cầu trùng); viêm vú, chướng hơi, đau bụng tiêu chảy, bệnh cầu trùng (do ký sinh trùng); bệnh xuất huyết truyền nhiễm (do siêu vi trùng)...
trai tho giong tai quang nam


Nhìn chung cần vệ sinh chuồng trại, thức ăn cho tốt; chuồng trại phải kín. Hàng năm có thể tiêm phòng các loại vác xin. Đặc biệt phải chú trọng việc tiêm vác xin phòng bệnh xuất huyết truyền nhiễm, 2-3 lần/năm.
Khi thỏ bị bệnh cần điều trị theo chỉ định của chuyên môn
Trạithỏ giống tại Quảng Nam Hoàng Long xin hướng dẫn 1 số cách phòng và trị bệnh thường gặp ở thỏ
Bệnh cầu trùng
Do đơn bào ký sinh Eimeria gây nên. Thường hay phát sinh ở thỏ con sau tách mẹ trong vòng 1 tháng đầu.
Triệu chứng:
Thỏ gầy yếu, sốt, sút cân, kém hoạt động, tiêu chảy phân xanh đen, dính bết phần thân sau và bụng.
Cách phòng bệnh:
Sau khi tách mẹ, cho thỏ con uống thuốc trị cầu trùng bắt buộc để phòng bệnh; bằng cách pha 1ml thuốc/1 lít nước cho uống tự do.
Bệnh rối loạn tiêu hóa
Thường xảy ra ở thỏ con sau tách mẹ.
Triệu chứng thỏ tiêu chảy, phân xanh, phân dính bết lông đuôi, thỏ gầy yếu.
Điều trị:
Cho uống các loại thuốc như Bactrim, Béc bi rin, tetracylin, men tiêu hóa. Cho ăn các loại cây lá chát đắng như: Cỏ sữa, cỏ mực, lá mơ, đọt ổi, lá xoan đâu, lá hoàn ngọc, rau răm... Có thể dùng genta - ty lô của gà để cho uống.
Bệnh thỏ ''ỉa phân vàng''
Thường xảy ra ở thỏ con theo mẹ.
Nguyên nhân do bội nhiễm E. Co li.
Triệu chứng: thỏ ỉa lỏng, phân có màu vàng.
Điều trị: Cho uống Streptomycin, tetracylin, bactrim, ampi côli, men tiêu hóa...
Ghẻ
Bôi đipterex 5%. Tiêm Avecxin dưới da, liều lượng 0,5 ml/2kg thỏ; nên tiêm phòng cho thỏ bố mẹ 2 lần /năm; điều trị thỏ lứa khi mắc bệnh, 2 lần/ đợt. Có thể dùng thuốc xịt, xịt trực tiếp vào chỗ bị ghẻ như tai, gan bàn chân...
Tụ huyết trùng (rất mẫn cảm với thỏ)
Tiêm kháng sinh streptomycine liều 0,1 g/kg thể trọng; Kanamycine liều 0,05g/kg thể trọng.
Tụ cầu trùng
Gây loét gan bàn chân, tạo u ở các vùng ngoài da, gây viêm tai...
Bệnh này do tụ cầu khuẩn gây mủ xâm nhập vào thỏ qua các vết xước, vết sứt ngoài da.
Phòng trị: Cắt lông, sát trùng vết loét, rắc clorocit, sun famit; cho uống kháng sinh. Định kỳ xịt sát trùng chuồng trại.
* Lưu ý: Thỏ trước khi cai sữa cần dùng 3 loại thuốc phòng bắt buộc:
- Tiêm phòng bệnh xuất huyết bằng vác xin chuyên dùng.
- Tiêm phòng ghẻ bằng các thuốc chuyên dùng: avecxin…
- Cho uống phòng thuốc cầu trùng dạng lỏng pha trong nước (1cc/1 lít nước).
- Định kỳ cho thỏ uống thuốc thảo mộc Cocola.
Chú ý: với thỏ, phòng bệnh là chính, chữa bệnh rất ít hiệu quả.

Trại thỏ giống tại Quảng Nam, địa chỉ bán thỏ giống uy tín tại Quảng Nam: Trại thỏ Hoàng Long, Tam Anh Nam, Núi Thành, Quảng Nam.
Liên hệ: Quang 0947 926 055 - 0168 361 0919

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét